Trong thế giới “Thánh tượng” (icon), được biết đến nhiều
nhất, là bức “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (Our Lady of Perpetual Help) -được
vẽ vào khoảng thế kỷ 13 có nguồn gốc từ Hy Lạp theo truyền thống
Byzantium-mà nguyên bản, từ năm 1866 đến nay, được thờ kính tại nhà thờ
Thánh An Phong (Alfonso) ở Rome, Ý.
Sự nổi tiếng này có nhiều nguyên do, mà trước hết, là bởi niềm tin tràn ngập về sự linh thiêng của “Thánh tượng” nơi Giáo dân (có vô số truyền thuyết về “quyền năng Thiên Chúa” thể hiện qua “Thánh tượng” này được lan truyền khắp nơi…)(1)
Tiếp theo, phải kể đến sự kiện các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã chọn “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng, và nhận sự uỷ thác của Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX phải truyền bá hình ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” cho toàn thế giới-kể từ năm 1866. (2)
Và, cuối cùng, là bởi tính mẫu mực (canon) của các qui phạm thần học được thể hiện qua hình thức chắt lọc vô cùng dung dị của bản thân “Thánh tượng”.
Trước khi thử phân tích “Thánh tượng” này, có một số vấn đề, tôi cảm thấy cần phải ghi chú ngay:
Hầu hết các phiên bản “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” mà chúng ta thấy ngày nay, đều có nguồn gốc từ các DỊ BẢN HIỆN ĐẠI chứ không phải từ bản gốc đang được đặt tại nhà thờ Thánh An Phong. Dưới đây là vài dị bản tiêu biểu (thực tế còn rất nhiều):
So với bản nguyên thuỷ (ở trên cùng), các dị bản này có một số điểm khác biệt. Trong đó, có những khác biệt lớn gây ảnh hưởng lớn đến sự nhìn nhận và đánh giá:
Thứ nhất, hình ảnh các nhân vật trong các dị bản hiện đại, càng ngày, càng gần với tự nhiên hơn. Trông sống động hơn! Sự sống động này, một cách tự nhiên, gợi ra những nội dung tự sự, mở đường cho những suy diễn, thực ra không thể có nơi tác phẩm nguyên thuỷ. Một số bài viết giới thiệu “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng internet, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đã sa vào cái bẫy tự sự này-nào là, gương mặt, ánh mắt của Đức Mẹ toát lên vẻ dịu hiền và lo lắng ra làm sao…!; nào là gương mặt Chúa Giê su đã toát lên vẻ già dặn và sợ hãi như thế nào…!; nào là Chúa Giêsu đã hốt hoảng khi thấy sự xuất hiện của các Tổng Lãnh Thiên Thần với các biểu tượng tiên báo sự khổ nạn của mình khiến giật mình rớt dép và phải níu lấy Đức Mẹ ra sao…!; v.v…-thoạt nghe, có vẻ hợp lý, nhưng thực ra hết sức hời hợt, thậm chí là thô thiển (so với những gì có thể thấy trong bản nguyên thuỷ)(3)
Thứ hai, hai mũ triều thiên đội trên đầu Chúa Hài đồng và Đức Mẹ Đồng Trinh, thực tế, chỉ mới được thêm vào các phiên bản từ năm 1867. Sự thêm vào này mang một hàm ý ngợi ca vinh quang Thiên Chúa. Tuy nhiên, đây là một sự kiểu cách. Chúng ta sẽ thấy sự ngợi ca trong bản nguyên thuỷ sâu sắc hơn như thế nào!
Trong bài viết trước-“Tranh Icon Chúa Thánh Thần hiện xuống”(4)-tôi đã ghi chú một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi tiếp cận icon, xin nhắc lại: Thứ nhất, đặc điểm cơ bản của icon Byzantium là tính chất duy lý triệt để. Mỗi hình ảnh là sản phẩm cách điệu mang tính biểu tượng có ý nghĩa thuần tuý như một khái niệm (không mang sắc thái biểu cảm cá nhân nào của thế giới con người…) Và, thứ hai, mỗi, icon, trên hết, là một văn bản thần học kinh điển bằng hình ảnh.
“Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” nguyên thuỷ là một icon Byzantium điển hình, và là một văn bản thần học kinh điển bằng hình ảnh mẫu mực. Hãy nhìn kỹ tác phẩm:
Trung tâm tác phẩm là hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh đang ẵm Chúa Hài Đồng. Đối với icon, chúng ta không cần thiết đặt vấn đề gương mặt Đức Mẹ và Chúa Giêsu biểu hiện những tình cảm như thế nào. Ở đây, chỉ là những phác hoạ vừa đủ để nhận diện trong sự tôn kính nhất.
Đức Mẹ đang nhìn về phía chúng ta, và bàn tay phải của Người chỉ vào con mình. Hàng chữ nhỏ khắc bên ảnh Chúa Hài Đồng: “IC” và “XC” – Jesous Christos (Giê-su Ki-tô – Đấng Cứu Chuộc)-dường như là điều Người muốn nói.
Chủ đề chính của “Thánh Tượng” là thể hiện sự Thông Công của Đức Mẹ Maria trong công cuộc Cứu Chuộc của Thiên Chúa.
Về Đức Mẹ Maria, ở đây, hoạ sĩ (và các nhà thần học) đã sử dụng triệt để ngôn ngữ biểu tượng: Áo trong của Người có màu đỏ. Màu đỏ, là màu của lửa, của máu và là màu của Đấng Cứu Chuộc… Người mặc áo màu đỏ, là đang mang lấy, chia phần công cuộc Cứu Chuộc của con mình. Áo choàng của Người có màu xanh sẫm. Đó là màu của bầu trời và của biển, là màu của sự kiên trinh và sự thông minh… Mặt trong của áo choàng có màu xanh lá cây. Đó là màu của thiên nhiên, của sự an hoà, nhu thuận… Người choàng khăn kín đầu. Chúng ta xưa nay quen thấy hình ảnh này rồi, nên dường như không để ý đến ý nghĩa biểu tượng của nó nữa. Đó là biểu tượng của đức khiêm nhường, của sự tự khép mình nơi người phụ nữ… Về ngôi sao tám cánh có ý nghĩa như ngôi sao chỉ đường trên khăn choàng nơi giữa trán Đức Mẹ, nhiều người cho rằng được thêm thắt về sau. Thực ra không phải. Ngay ở các tác phẩm “Virgin Hodegetria” (Đức Mẹ Dẫn Đường) cùng chủ đề có từ thế kỷ thứ 5 đã có hình ảnh ngôi sao này. ( ảnh minh hoạ ngay dưới đây là một ví dụ)
Tổng hợp các ý nghĩa biểu tượng vừa nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khái quát thần học về Đức Mẹ Maria trong “Thánh Tượng” kinh điển này sâu sắc như thế nào! (Và, việc gắn thêm vương miện tôn vinh về sau này, như đã nói ở trên, thực sự là không cần thiết !…)
Chúa Hài Đồng trong “Thánh tượng” không nhìn về phía chúng ta, mà cũng không nhìn mẹ mình. Người nhìn lên hai vị Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en (bên trái) và Gáp-ri-en (bên phải)(4) đang mang thông điệp về Sự Khổ nạn đến cho mình. Một bên dép của người rớt ra, không phải bởi sự giật mình trong cơn hoảng hốt (như nhiều người đã giải thích). Không có sự hoảng hốt đó. Người bình thản đón nhận. Một bên dép rớt ra thuần tuý mang ý nghĩa biểu tượng: hành trình Khổ Nạn của Người là hành trình của một con người (rớt dép-một biểu tượng của sự bất toàn) và là hành trình của Chúa. Màu sắc trang phục Chúa Hài Đồng, thêm một lần nữa, nhấn mạnh về sự hiệp nhất hai bản thể: bản thể Thiên Chúa, và bản thể nhân loại, trong một ngôi vị là Chúa Giêsu này. Màu vàng, đó là màu của Thiên Chúa; còn màu xanh lá cây, là màu của tự nhiên… Chúa Hài Đồng đặt hai bàn tay của mình lên bàn tay của Đức Mẹ Maria. Người đang thể hiện sự yêu thương, trìu mến…
Chính sự hiệp nhất hai bản thể nơi Đấng Cứu Chuộc, và biểu hiện yêu thương, trìu mến của Người, đã làm sáng tỏ sự thông phần nơi Đức Mẹ Đồng Trinh.
Cuối cùng, xin nhắc lại ý nghĩa nền màu vàng của “Thánh tượng”. Màu vàng, đó là màu của ánh sáng, của Thiên Chúa. Trong tất cả “Thánh tượng” Byzantium, trước nền màu vàng, chúng ta luôn luôn có thể hiểu: ”Dưới ánh sáng của Thiên Chúa !…“
Để kết thúc bài này, và để khép lại chủ đề icon Byzantium, tôi xin nói thêm mấy điều:
Không phải ngẫu nhiên từ cuối thế kỷ 19, không ít hoạ sĩ tiền phong ở châu Âu đã quay về tìm hiểu icon Byzantium với niềm say mê và với sự khâm phục vô biên. Nhiều người trong số đó đã cho rằng, chỉ ở đây, mới có ngôn ngữ của trí tuệ, của sự hiền minh. Với họ, tất cả các khuynh hướng nghệ thuật thiên về tự nhiên khởi từ thời Phục Hưng cho đến thế kỷ 19, chỉ là nghệ thuật của ảo giác… Cách nghĩ này, thực tế, đã chi phối và quyết định diện mạo nhiều thay đổi của nghệ thuật phương Tây, như chúng ta đã thấy, từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay…
Nguyên Hưng
Chú thích:
(1), (2) Đọc: Lịch sử bức linh ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”
(3) Đọc: Ý nghĩa bức linh ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”
(4) http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110622/11099
Xem thêm: hình ảnh nhà thờ Thánh An Phong, nơi đặt “Thánh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” từ 1866 đến nay:
Sự nổi tiếng này có nhiều nguyên do, mà trước hết, là bởi niềm tin tràn ngập về sự linh thiêng của “Thánh tượng” nơi Giáo dân (có vô số truyền thuyết về “quyền năng Thiên Chúa” thể hiện qua “Thánh tượng” này được lan truyền khắp nơi…)(1)
Tiếp theo, phải kể đến sự kiện các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã chọn “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng, và nhận sự uỷ thác của Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX phải truyền bá hình ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” cho toàn thế giới-kể từ năm 1866. (2)
Và, cuối cùng, là bởi tính mẫu mực (canon) của các qui phạm thần học được thể hiện qua hình thức chắt lọc vô cùng dung dị của bản thân “Thánh tượng”.
Trước khi thử phân tích “Thánh tượng” này, có một số vấn đề, tôi cảm thấy cần phải ghi chú ngay:
Hầu hết các phiên bản “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” mà chúng ta thấy ngày nay, đều có nguồn gốc từ các DỊ BẢN HIỆN ĐẠI chứ không phải từ bản gốc đang được đặt tại nhà thờ Thánh An Phong. Dưới đây là vài dị bản tiêu biểu (thực tế còn rất nhiều):
So với bản nguyên thuỷ (ở trên cùng), các dị bản này có một số điểm khác biệt. Trong đó, có những khác biệt lớn gây ảnh hưởng lớn đến sự nhìn nhận và đánh giá:
Thứ nhất, hình ảnh các nhân vật trong các dị bản hiện đại, càng ngày, càng gần với tự nhiên hơn. Trông sống động hơn! Sự sống động này, một cách tự nhiên, gợi ra những nội dung tự sự, mở đường cho những suy diễn, thực ra không thể có nơi tác phẩm nguyên thuỷ. Một số bài viết giới thiệu “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng internet, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đã sa vào cái bẫy tự sự này-nào là, gương mặt, ánh mắt của Đức Mẹ toát lên vẻ dịu hiền và lo lắng ra làm sao…!; nào là gương mặt Chúa Giê su đã toát lên vẻ già dặn và sợ hãi như thế nào…!; nào là Chúa Giêsu đã hốt hoảng khi thấy sự xuất hiện của các Tổng Lãnh Thiên Thần với các biểu tượng tiên báo sự khổ nạn của mình khiến giật mình rớt dép và phải níu lấy Đức Mẹ ra sao…!; v.v…-thoạt nghe, có vẻ hợp lý, nhưng thực ra hết sức hời hợt, thậm chí là thô thiển (so với những gì có thể thấy trong bản nguyên thuỷ)(3)
Thứ hai, hai mũ triều thiên đội trên đầu Chúa Hài đồng và Đức Mẹ Đồng Trinh, thực tế, chỉ mới được thêm vào các phiên bản từ năm 1867. Sự thêm vào này mang một hàm ý ngợi ca vinh quang Thiên Chúa. Tuy nhiên, đây là một sự kiểu cách. Chúng ta sẽ thấy sự ngợi ca trong bản nguyên thuỷ sâu sắc hơn như thế nào!
*
Bây giờ, chúng ta quay lại với “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” nguyên thuỷ.Trong bài viết trước-“Tranh Icon Chúa Thánh Thần hiện xuống”(4)-tôi đã ghi chú một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi tiếp cận icon, xin nhắc lại: Thứ nhất, đặc điểm cơ bản của icon Byzantium là tính chất duy lý triệt để. Mỗi hình ảnh là sản phẩm cách điệu mang tính biểu tượng có ý nghĩa thuần tuý như một khái niệm (không mang sắc thái biểu cảm cá nhân nào của thế giới con người…) Và, thứ hai, mỗi, icon, trên hết, là một văn bản thần học kinh điển bằng hình ảnh.
“Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” nguyên thuỷ là một icon Byzantium điển hình, và là một văn bản thần học kinh điển bằng hình ảnh mẫu mực. Hãy nhìn kỹ tác phẩm:
Trung tâm tác phẩm là hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh đang ẵm Chúa Hài Đồng. Đối với icon, chúng ta không cần thiết đặt vấn đề gương mặt Đức Mẹ và Chúa Giêsu biểu hiện những tình cảm như thế nào. Ở đây, chỉ là những phác hoạ vừa đủ để nhận diện trong sự tôn kính nhất.
Đức Mẹ đang nhìn về phía chúng ta, và bàn tay phải của Người chỉ vào con mình. Hàng chữ nhỏ khắc bên ảnh Chúa Hài Đồng: “IC” và “XC” – Jesous Christos (Giê-su Ki-tô – Đấng Cứu Chuộc)-dường như là điều Người muốn nói.
Chủ đề chính của “Thánh Tượng” là thể hiện sự Thông Công của Đức Mẹ Maria trong công cuộc Cứu Chuộc của Thiên Chúa.
Về Đức Mẹ Maria, ở đây, hoạ sĩ (và các nhà thần học) đã sử dụng triệt để ngôn ngữ biểu tượng: Áo trong của Người có màu đỏ. Màu đỏ, là màu của lửa, của máu và là màu của Đấng Cứu Chuộc… Người mặc áo màu đỏ, là đang mang lấy, chia phần công cuộc Cứu Chuộc của con mình. Áo choàng của Người có màu xanh sẫm. Đó là màu của bầu trời và của biển, là màu của sự kiên trinh và sự thông minh… Mặt trong của áo choàng có màu xanh lá cây. Đó là màu của thiên nhiên, của sự an hoà, nhu thuận… Người choàng khăn kín đầu. Chúng ta xưa nay quen thấy hình ảnh này rồi, nên dường như không để ý đến ý nghĩa biểu tượng của nó nữa. Đó là biểu tượng của đức khiêm nhường, của sự tự khép mình nơi người phụ nữ… Về ngôi sao tám cánh có ý nghĩa như ngôi sao chỉ đường trên khăn choàng nơi giữa trán Đức Mẹ, nhiều người cho rằng được thêm thắt về sau. Thực ra không phải. Ngay ở các tác phẩm “Virgin Hodegetria” (Đức Mẹ Dẫn Đường) cùng chủ đề có từ thế kỷ thứ 5 đã có hình ảnh ngôi sao này. ( ảnh minh hoạ ngay dưới đây là một ví dụ)
Tổng hợp các ý nghĩa biểu tượng vừa nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khái quát thần học về Đức Mẹ Maria trong “Thánh Tượng” kinh điển này sâu sắc như thế nào! (Và, việc gắn thêm vương miện tôn vinh về sau này, như đã nói ở trên, thực sự là không cần thiết !…)
Chúa Hài Đồng trong “Thánh tượng” không nhìn về phía chúng ta, mà cũng không nhìn mẹ mình. Người nhìn lên hai vị Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en (bên trái) và Gáp-ri-en (bên phải)(4) đang mang thông điệp về Sự Khổ nạn đến cho mình. Một bên dép của người rớt ra, không phải bởi sự giật mình trong cơn hoảng hốt (như nhiều người đã giải thích). Không có sự hoảng hốt đó. Người bình thản đón nhận. Một bên dép rớt ra thuần tuý mang ý nghĩa biểu tượng: hành trình Khổ Nạn của Người là hành trình của một con người (rớt dép-một biểu tượng của sự bất toàn) và là hành trình của Chúa. Màu sắc trang phục Chúa Hài Đồng, thêm một lần nữa, nhấn mạnh về sự hiệp nhất hai bản thể: bản thể Thiên Chúa, và bản thể nhân loại, trong một ngôi vị là Chúa Giêsu này. Màu vàng, đó là màu của Thiên Chúa; còn màu xanh lá cây, là màu của tự nhiên… Chúa Hài Đồng đặt hai bàn tay của mình lên bàn tay của Đức Mẹ Maria. Người đang thể hiện sự yêu thương, trìu mến…
Chính sự hiệp nhất hai bản thể nơi Đấng Cứu Chuộc, và biểu hiện yêu thương, trìu mến của Người, đã làm sáng tỏ sự thông phần nơi Đức Mẹ Đồng Trinh.
Cuối cùng, xin nhắc lại ý nghĩa nền màu vàng của “Thánh tượng”. Màu vàng, đó là màu của ánh sáng, của Thiên Chúa. Trong tất cả “Thánh tượng” Byzantium, trước nền màu vàng, chúng ta luôn luôn có thể hiểu: ”Dưới ánh sáng của Thiên Chúa !…“
*
Trong hệ thống icon thể hiện chủ đề Đức Mẹ thông phần với công cuộc
Cứu Chuộc của Chúa Giêsu còn có rất nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc.
Nhưng có lẽ, “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” ở nhà thờ Thánh An Phong này, vẫn là
tác phẩm đặc sắc nhất-cả về mặt thẩm mỹ lẫn ý nghĩa thần học.Để kết thúc bài này, và để khép lại chủ đề icon Byzantium, tôi xin nói thêm mấy điều:
Không phải ngẫu nhiên từ cuối thế kỷ 19, không ít hoạ sĩ tiền phong ở châu Âu đã quay về tìm hiểu icon Byzantium với niềm say mê và với sự khâm phục vô biên. Nhiều người trong số đó đã cho rằng, chỉ ở đây, mới có ngôn ngữ của trí tuệ, của sự hiền minh. Với họ, tất cả các khuynh hướng nghệ thuật thiên về tự nhiên khởi từ thời Phục Hưng cho đến thế kỷ 19, chỉ là nghệ thuật của ảo giác… Cách nghĩ này, thực tế, đã chi phối và quyết định diện mạo nhiều thay đổi của nghệ thuật phương Tây, như chúng ta đã thấy, từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay…
Nguyên Hưng
Chú thích:
(1), (2) Đọc: Lịch sử bức linh ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”
(3) Đọc: Ý nghĩa bức linh ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”
(4) http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110622/11099
Xem thêm: hình ảnh nhà thờ Thánh An Phong, nơi đặt “Thánh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” từ 1866 đến nay:
Nhận xét
Đăng nhận xét