Tiểu sử thánh Donbosco





Thánh Gioan Don Bosco, Linh Mục, Nhà Giáo Dục Giới Trẻ Thánh (Gioan) Don Bosco
Sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại Castelnuovo d’Asti, Piedmont,
Qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888 (hưởng thọ 72 tuổi), tại Turin(Ý).
Được Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng Tin Lành tôn kính.
Đức Giáo Hoàng Piô XI phong Á thánh ngày 2 tháng 6 năm 1929, tại Rôma.
Đức Giáo Hoàng Piô XI phong hiển thánh ngày 1 tháng 4 năm 1934, tại Rôma.
Thánh tích lưu giữ tại mộ thánh Gioan Don Bosco
và Đền thánh Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, tại Turin (Ý).
Ngày kính nhớ:  31 tháng 1 hằng năm.
Quan thầy các tập sự viên, biên tập viên,
các nhà xuất bản, học sinh, giới trẻ, các nhà ảo thuật


Tổng Quát.-Gioan Boscô, tên tiếng Ý là Giovanni Melchiorre Boscô, và được biết đến với tên Don Boscô, có lẽ vì Người sinh tại Castelnuovo Don Bosco thuộc thị trấn Asti.
 Thanh Don Bosco
Thánh Don Bosco Và Nhóm Trai Trẻ
Don Bosco là một linh mục công giáo, người Ý, và là nhà giáo dục kiêm văn sĩ thế kỷ XIX, Don Boscô đã thể hiện niềm tin tôn giáo của mình, và cống hiến cuộc đời cho việc cải thiện và giáo dục trẻ em đường phố, các phạm nhân vị thành niên, cũng như giới trẻ có hoàn cảnh khó khăn; Don Boscô đã sử dụng phương pháp giáo dục đặt trên nền tảng tình yêu, thay vì trừng phạt; một thể thức được kể là theo Tổ Chức Phòng Bị Salêdiêng(Salesian Preventive System) – tức là những người sống theo tôn chỉ của thánh Phanxicô Salêsiô.
Là môn đệ chịu ảnh hưởng về tâm linh và triết lý của thánh Phanxicô Salêsiô, Don Boscô đã dâng hiến các việc làm của mình cho thánh Phanxicô Salêsiô khi Người thành lập Tu Hội Don Boscô Đoàn Sủng Salêdiêng (Salesians of Don Bosco).
Cùng với Maria Domenica Mazzarello 9/5.1837 – 14/5.1881), Don Boscô thành lập Viện Nữ Tử Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, một Tu Hội Nữ tận hiến cho việc chăm sóc và giáo dục các thiếu nữ nghèo.
Năm 1876, Don Boscô thành lập một phong trào giáo dân tên là Hiệp Hội Liên Hợp Đoàn Sủng Salêdiêng (Association of Salesian Cooperators), mang cùng sứ vụ giáo dục giới bần hàn.
Năm 1875, Don Boscô phát hành Bản Tin Salêdiêng (Salesian Bulletin), và cho đến nay, Bản Tin vẫn còn tiếp tục với 50 ấn bản khác nhau bằng 30 ngôn ngữ.  Don Boscô thiết lập một mạng lưới các tổ chức và trung tâm để hoàn tất các tác vụ liên hệ.  Sau khi được tôn phong Á thánh vào năm 1929, Don Boscô lại được Đức Giáo Hoàng Piô XI nâng lên bậc hiển thánh vào năm 1934.
Đời Sống.- Don Boscô sinh vào buổi chiều ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại Becchi (miền Bắc nước Ý).  Don Boscô là con trai út ông Francesco Boscô (1784-1817) và bà Margherita Occhiena Boscô (1/4.1788-25/11.1856), một phụ nữ công giáo gương mẫu; đã trợ giúp thánh Don Boscô trong mọi công việc; và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tôn phong Á thánh ngày 23 tháng 10 năm 2006.  Don Boscô có hai người anh trai, tên là Antôniô và Giuseppe (1813-1862).  Gia đình Don Boscô xuất thân từ nông dân.  Don Boscô sinh ra giữa thời điểm rất túng thiếu, và nạn đói diễn ra  khắp miền quê Piedmotese, tiếp nối là cảnh tàn phá do cuộc chiến Napôlêôn gây nên, và hạn hán xẩy ra vào năm 1817.
Margherita, thân mẫu Don Boscô, đã đóng một vai trò lớn trong việc đào luyện và tạo nên cá tính đặc thù của Don Boscô; đồng thời bà là người đầu tiên nâng đỡ các ý tưởng siêu việt của con trai mình. Khi còn trẻ, Don Boscô đã chứng minh khả năng qua các trò ảo thuật, nhẩy múa, nhào lộn, với lời cầu nguyện trước và sau khi trình diễn.
Lúc 9 tuổi, vào năm 1825,  Don Boscô đã có một giấc mơ đầu tiên là sẽ đóng một vai trò tạo nhiều ảnh hưởng nhờ ước vọng và nỗ lực hành động.  Hồi ký của Don Boscô viết:  ’’Giấc mơ đầu tiên để lại cho tôi một ấn tượng sâu đậm trong suốt cuộc đời’’.  Don Boscô trông thấy rõ một người đàn ông ’’xuất hiện, phục sức sang trọng, vóc dáng đầy nam tính với vẻ oai phong’’.  Người đàn ông nói với Don Boscô:  ’’Bạn sẽ phải chiến thắng các bạn hữu của bạn, không bằng võ lực, nhưng bằng lối sống hiền dịu và hào hiệp.  Vậy bắt đầu ngay từ bây giờ hãy chứng tỏ cho họ biết tội lỗi là xấu xa, tiết nghĩa thì đẹp’’.
Nghèo đã làm cản trở hoàn toàn việc cắp sách đến trường.  Vì thế, người ta nghĩ rằng tư tưởng trở thành một linh mục chớm nở ngay từ những kinh nghiệm tuổi niên thiếu của Don Boscô.  Vào thời ấy, linh mục thường được coi như một nghề dành riêng cho tầng lớp có đặc quyền, chứ không cho nông dân, mặc dù việc đó không phải là không ai biết đến. Một số nhà viết danh nhân tiểu sử cho rằng anh của Don Boscô, Antoni là người chính yếu làm trở ngại tham vọng tiến thân qua việc học của Don Boscô, khi nói rằng Don Boscô cũng ’’chỉ là một nông dân như chúng tôi mà thôi.’’
Tuy nhiên, Margaret đã hết lòng ủng hộ Don Boscô, nhưng cuối cùng, vào tháng Hai năm 1828, lúc 12 tuổi, Don Boscô đã rời bỏ nhà lên đường đi xa.  Trực diện với cuộc sống vào lúc tuổi còn trẻ như vậy, nên Don Boscô đã có thể phát triển sự đồng cảm của mình, hầu sau này tạo cơ hội giúp đỡ các thiếu niên bị đời bỏ rơi.  Xin làm việc không được, Don Boscô đành đóng đô tại trại sản xuất rượu của dòng họ Louis Moglia.  Dù thế, Don Boscô vẫn cố gắng tiếp tục nghiên cứu, trong thời gian 2 năm, một số đề mục, mà trước kia Người không thể thực hiện được ở nhà trường.
Năm 1830, Don Boscô gặp Giuseppe Cafasso (15/1.1811- 23/6.1860), một linh mục đang giữ trọng trách cải cách xã hội thời đầu thế kỷ 19 tại Turin (Ý) đã khám phá được tài năng thiên phú của Don Boscô và ủng hộ Người học hành trong thời gian đầu.
Chức Linh Mục và Công Việc Mục Vụ Đầu Tiên.-Don Boscô bắt đầu làm tuyên úy cho trường nữ nội trú (Rifugio) do hầu tước phu nhân Guilia di Barolo thành lập tại Turin, nhưng bên cạnh đó, Don Boscô còn đảm trách thêm nhiều công việc mục vụ khác như thăm viếng tù nhân, dậy giáo lý và giúp các giáo xứ lân cận.
Dần dà một nhóm thanh niên cũng đến Rifugio chơi và học giáo lý vào các Chúa Nhật và những dịp lễ trọng, vì họ là những người qúa tuổi, không thể hòa đồng với các em thiếu nhi trong giờ học giáo lý định kỳ tại giáo xứ.  Nhờ thế Nhóm Hùng Biện theo đường hướng của thánh Phanxicô Salêsiô bắt đầu hoạt động.  Don Boscô và Nhóm Hùng Biện di chuyển quanh thành phố trong nhiều năm, khiến nhiều nơi học hỏi và tiếp nối công việc của họ.  Hoạt động tại nhà thờ thánh Martin mới chỉ được hai tháng, thì toàn thể lối xóm khiếu nại về việc các trai trẻ chơi đùa gây ồn ào, náo động, nhưng duy nhất chỉ có một khiếu nại chính thức gửi lên tòa thị trấn địa phương. Tin đồn lan ra khắp vùng rằng, những buổi họp mặt của các trai trẻ do linh mục điều động và hướng dẫn là nguy hiểm, vì các cuộc vui chơi, giải trí của họ có thể biến thành một cuộc cách mạng chống đối chính quyền. Do đó, nhóm này đã bị trục xuất.
 VCTD Asti
Vương Cung Thánh Đường Don Boscô Ở Asti
Năm 1846, Don Boscô thuê một cái chái nhà kho của ông Pinardi, trong khu Tân Valdocco, giáp ranh miền cực bắc thành phố. Chỗ này được coi như căn nhà mới của Nhóm.  Thân mẫu Don Boscô cũng di chuyển tới ở với Người và đến năm 1844,’’Mamma Margherita’’ bắt đầu tiếp nhận trẻ mồ côi.
Ngay trước khi việc này xảy ra, Don Boscô đã từng giúp một số ít bạn hữu thuộc Nhóm Hùng Biện, trong ấy có cả Joseph Cafasso và Borel, cũng như các trẻ trai lớn tuổi hơn như Giuseppe Buzzetti, Michael Rua (tên tiếng Ý là Michele Rua), (9/6.1837-6/4.1910), một linh mục công giáo người Ý, cũng là nhà hoạt động xã hội, một người bạn và đồng sáng lập viên Tu Hội Don Bosco Salêdiêng với thánh Don Bosco, đó là Givanni Cagliero, SDB (11/1.1838-28/2.1926) một hồng y người Ý, từng là khâm mạng tòa thánh Rôma ở Nicaraqua từ 1908 đến khi nhận chức hồng y năm 1915; và Carlo Gastini.
Một người bạn có tầm ảnh hưởng lớn xuất thân từ Piedmortese, Bộ Trưởng Tư Pháp,  Urbano Pio Francesco Rattazzi (29/6.1808-5/6.1873); mặc dù là một nhân vật thuộc thành phần chống giáo sĩ, nhưng ông cũng đã thừa nhận một số tác vụ của Don Bosco.  Trong khi Ratazzi làm một bản dự luật thông qua hệ thống tư pháp Sardinia với dụng ý bài trừ các Tu Hội, nhưng ông lại chỉ bảo Don Boscô cách thức có thể, dựa theo luật pháp, thành lập một Tu Hội hầu Nhóm Hùng Biện vẫn có thể tiếp tục hoạt động sau khi vị sáng lập qua đời.  Don Bosco suy nghĩ rất kỹ vấn đề này và dần dần tìm cách tổ chức đưa những người trợ tá vào Tu Hội Thánh Phanxicô Salêsiô (Congregation of St. Francis de Sale) đang hoạt động quá lỏng lẻo.  Người huấn luyện việc tuyển chọn các trai trẻ lớn tuổi hơn vào chức linh mục.  Thêm một nhân vật ủng hộ lý tưởng của Tu Hội chính là Giáo Hoàng đương nhiệm, Đức Chân Phước Piô IX (13/5.1792-7/2.1878), tên thật là Givanni Maria Mastai-Ferretti, một Giáo Hoàng tại nhiệm lâu dài nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo – từ 16/6.1846 cho đến khi Người qua đời, tức 32 năm-.  Trong ngôi vị Giáo Hoàng , Người đã triệu tập Công Đồng Vaticanô I vào năm 1869, trong đó Người đã công bố sắc lệnh không sai lầm của Đức Thánh Cha và một số sắc lệnh cũng như tín điều khác.
Don Boscô không thích những lý tưởng đã được sử dụng trong cuộc cách mạng Pháp, mà nòng cốt xuất phát từ hai nhà lãnh đạo khó tin tưởng, thiếu thiện cảm với Công Giáo, đó là nhà văn, triết gia Jean-Jacques Rousseau (28/6.1712-2/7.1778) và nhà văn, sử gia kiêm triết gia Francois-Maria Arouet, được biết đến với tên Voltair(21/11.1694-30/5.1778), tuy nhiên người ta vẫn thừa nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng.
Năm 1854, khi vương quốc Sardine thông qua đạo luật đàn áp các Tu Hội và tịch biên tất cả tài sản của Giáo Hội, Don Bosco tiết lộ một loạt các giấc mơ liên hệ tới những’’đám tang của triều đình’’, ám chỉ các chính trị gia và thành viên triều đình Savoy.
Tháng 11 năm 1854, Don Bosco gửi một lá thư lên quốc vương Victor Emmanuel II (tên thật là Vittorio Emmanuele Maria Alberto Eugenio Ferdinando Tommaso, 14/3.1820-9/1.1878), khuyên nhủ nhà vua lên tiếng phản kháng việc tịch thu tài sản Giáo Hội cũng như dẹp bỏ các Tu Hội, nhưng quốc vương không phúc đáp.
Các việc làm của Don Boscô được sử gia Ý Erberto Petoia diễn tả như là cách ’’biểu lộ những răn đe’’; và đã kết thúc sau khi được sự can thiệp của Thủ Tưởng Camillo Paopo Filippo Guilio Benso, bá tước của Cavour, Isolabelle và Leri; (10/8.181-6/6.1861).
Vì bất chấp những lời chỉ trích, thực tế, chuyện xảy ra là một vài người thuộc vương gia đã bị tử vong.  Từ tháng giêng năm 1855, mẹ vua chết lúc 54 tuổi, vợ vua chết lúc 32 tuổi, con trai còn sơ sinh (Vittorio Emanuele, bá tước của Genoa) chết lúc gần 4 tháng tuổi, và người em trai duy nhất chết lúc 32 tuổi.  Nghĩa là tất cả đều chết.
 Thanh Don Bosco ao thuat
Thánh Ảo Thuật Don Bosco Và Nhóm Trẻ
Don Bosco và việc làm của Người bị chống đối từ tứ phía.  Thành phần giáo sĩ theo truyền thống quốc gia tố cáo Người là đã ăn cắp nhiều trai trẻ và giới trưởng thành từ các giáo xứ của họ đem đi.  Thành phần quốc dân chính trị gia (kể cả vài ba giáo sĩ) cho rằng việc mấy trăm trai trẻ được Don Bosco tuyển chọn chỉ với mục đích làm cách mạng.  Marquis de Cavour, cảnh sát trưởng Turin, coi những buổi học giáo lý ngoài trời nhuốm mầu sắc chính trị cách công khai, và là một đe dọa đối với quốc gia, tạo nên sự nghi ngờ là có sự trợ giúp của Đức Thánh Cha.  Don Bosco bị thẩm vấn nhiều lần, nhưng không bị buộc tội.  Cuối cùng, vua ban lệnh hủy bỏ lệnh cấm đoán, nên Don Bosco không còn bị quấy phá nữa.
Năm bẩy biến cố đáng tiếc xẩy ra trong cuộc đời của Don Bosco, trong đó cần kể tới việc có kẻ dùng dao, kiếm và súng, toan tính đâm, chém và bắn Người. Các danh nhân sử gia đầu tiên cố tình để các vụ việc này chìm xuồng, lắng dịu, hầu một Phong Trào Kitô Giáo bắt nguồn tại Lyon (Pháp), vào cuối năm 1170 với các tên gọi như Waldensian, Waldenses, Vallenses hoặc Vaudois có thêm ảnh hưởng trong việc chống đối các giáo sĩ công giáo.
Thành Lập Dòng Don Bosco Salêdiêng.-Năm 1859, Don Bosco chọn một linh mục có kinh nghiệm, Vittorio Alasonatti, 15 chủng sinh và một trai trẻ cấp trung học để hình thành Tu Hội Thánh Phanxicô Salêsiô (Society of the St. Francis de Sales).  Đây là các nhân tố của Salêdiêng (đệ tử thánh Salêsiô),một Dòng sẽ tiếp nối sứ vụ của Don Boscô. Đến phiên họp kế tiếp, tất cả bầu cử Joseph Rossi, một hội viên giáo dân, làm tu sĩ Salêdiêng tiên khởi. Dòng Salêdiêng được chia thành giới linh mục, giới chủng sinh và giới tu sĩ thuộc thành phần giáo dân(coadjutors).Kế đến, Don Bosco hợp tác với Mary Mazzarello và một nhóm phụ nữ ở thị trấn đồi Mornese. Năm 1871, Don Boscô thành lập một đoàn sủng nữ tử để hoạt động cho nữ giới, giống như các Salêdiêng đang làm cho nam giới. Tu Hội này mang tên là ’’Nữ Tử Đức Bà Phù Hộ Giáo Dân’’ (Daughters of Mary Help of Christians).  Năm 1874, Don Bosco còn thành lập thêm một nhóm khác, gọi là ’’Các Cộng Sự Viên Salêdiêng’’(Salesian Cooperators); thành phần này hầu hết là giáo dân, dấn thân phục vụ giới trẻ, giống như các Nữ Tử và các Salêdiêng, nhưng không thuộc về bất cứ một Tu Hội nào.
Các Salêdiêng đầu tiên đến Hoa Kỳ năm 1875.  Sau khi chịu chức, Don Bosco thân chinh trở thành một nhà truyền giáo; dù không là giám đốc của Don Boscô, Jeseph Cafasso, cũng phản đối ý kiến ấy.  Tuy nhiên, Don Bosco vẫn hăng say đọc ấn bản Biên Niên Sử Truyền Bá Đức Tin bằng tiếng Ý, và sử dụng tạp chí này để giải thích tác vụ của mình trên Cattolico Provveduto (1853) và các Sổ Biên Tháng Năm (1858).

Khi Don Bosco thành lập Tu Hội Salêdiêng, ý tưởng liên hệ tới việc truyền giáo vẫn còn ám ảnh Người, mặc dù vào thời điểm ấy, Người hoàn toàn thiếu phương tiện tài chánh.  Don Bosco nói rằng, Người có thêm một giấc mơ cho biết, Người đang ở trên một cánh đồng bao la, dân cư chất phác, chỉ dùng thì giờ vào việc săn bắn thú vật hoặc bắn giết lẫn nhau, hay chống lại các binh lính mang đồng phục Âu châu.  Cùng lúc một đoàn thuộc hội truyền giáo cũng đặt chân tới, nhưng tất cả đều bị tàn sát.  Nhóm thứ hai xuất hiện, tức thì Don Bosco tổ chức thành các Salêdiêng.  Ngạc nhiên thay, Người nhận xét có một sự thay đổi bất ngờ, khi thấy những con người hung hãn man rợ buông súng và lắng tai nghe các nhà truyền giáo.  Giấc mơ gây ấn tượng lớn trong Don Boscô, và sau đó, Người cố gắng, trong suốt ba năm, thu góp tin tức về nhiều nước khác nhau, hy vọng có thể xác định rõ đám đàn ông cũng như quốc gia liên quan đến giấc mơ.

Do thỉnh cầu đến từ Argentina, khiến Don Bosco quan tâm tới những người Mọi Da Đỏ(Indians) ở Patagonia, một địa danh nằm về phía Nam Mỹ, là điểm chung nối liền giữa Argentina và ChíLợi, và qua việc nghiên cứu sắc dân đó, Don Boscô xác định được quốc gia và dân cư liên hệ tới các chi tiết trong giấc mơ của mình.

Đến cuối năm 1874, Don Bosco nhận được một số thư đến từ Viên Lãnh Sự Argentina tại Savona, yêu cầu Người nhận một giáo xứ gốc Ý tại Buenos Aires và một trường học dành cho các trai trẻ ở San Nicolas de los Arroyos.

Don Bosco coi đó như một dấu chỉ về việc đã tiên liệu, và chuẩn bị một tác vụ truyền giáo. Tiếp nhận con đường Phúc Âm hóa, mà không muốn để các nhà truyền giáo của Người phải đến với các bộ lạc hoang dã, man rợ, Don Bosco đề xuất việc thiết lập những căn cứ điểm an toàn làm nơi xuất phát và cư ngụ cho các nhà truyền giáo. Các cuộc thương nghị bắt đầu, sau khi Đức Aneiros, Tổng Giám Mục Buenos Aires công bố rằng, Người lấy làm vui mừng tiếp đón các Salêdiêng.

Trong một buổi lễ tổ chức vào ngày 29 tháng Giêng năm 1875, Don Bosco đã chuyển đạt các tin tức quan trọng đến các Nhóm Hùng Biện (Oratory). Đến ngày 5 tháng 2, Don Boscô loan báo cho các Salêdiêng diễn tiến vấn đề trên bản thông tư, yêu cầu tình nguyện viên viết đơn tham dự.  Don Bosco dự liệu, nhóm truyền giáo đầu tiên sẽ khởi hành vào tháng Mười.  Có khá nhiều tình nguyện viên tham dự.
Phương Pháp Phòng Bị.-Don Boscô có khả năng thu hút nhiều trai trẻ và những người trợ giúp tham gia ’’Hệ Thống Giáo Dục Theo Phương Pháp Phòng Bị’’ (Preventive System of Education). Don Boscô tin rằng, giáo dục là một ’’vấn đề của con tim’’, và Người nói, các trai trẻ không phải chỉ được yêu mà thôi, mà họ còn cần biết rằng họ được yêu. Người cũng nhấn mạnh tới ba yếu tố làm nên Hệ Thống Phòng Bị: ’’Lương Tri’’ (= trí hiểu biết về bên hay, bên tốt của con người, để tiếp nhận những sự hay sự tốt từ ngoài vào; một trong ba chất của thiên lương:  Người biết việc tham nhũng, gian nịnh là ô nhục mà vẫn làm, đó là người có lương tri, nhưng thiếu lương tâm); ’’Tôn Giáo’’, và ’’Hảo Tâm’’ (= lòng tốt, tính tốt, hảo ý, tánh tử tế, ân cần; lòng thảo lảo – tốt bụng, hay chia sớt miếng ăn; tánh người thảo lảo:  Mấy ai là kẻ hảo tâm, nắng toan giúp nón, mưa dầm giúp tơi.)  Âm nhạc và trò chơi cũng nên pha trộn hài hòa.
Don Boscô sớm nổi tiếng là người thánh thiện và làm những việc mang tính cách thần diệu.  Vì lý do trên, Michael Rua, Giuseppe Buzzetti, Giovanni Cagliero và một số người khác đã ghi vào niên sử các lời Don Boscô nói và những việc Người làm.  Tất cả đều được bảo quản trong văn khố Salêdiêng. Sau đó, đóng chung lại thành 77 cuốn điểm báo (= tạp ghi những bài cắt từ báo chí…) với những lời cung khai miệng và các bút ký của chính Don Boscô về Nhóm Hùng Biện.  Mục đích của Người là viết tiểu sử một danh nhân cách chi tiết. Dự án này có thể trở thành một tài liệu gồm 19 cuốn sách, do Don Boscô và hai tác giả khác thực hiện. Những cuốn sách này gọi là ’’Các bút ký về danh nhân’’ (Biographical Memoirs).
Chết và Di Tặng.- Don Boscô qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888.  Hàng ngàn người tham dự lễ an táng của Don Boscô.  Chẳng bao lâu sau ngày Don Boscô qua đời, dân chúng xin Giáo Hội phong thánh cho Người.  Đức Tổng Giám Mục Turin điều tra và kêu gọi các nhân chứng cho ý kiến, Don Boscô có xứng đáng là một vị thánh không. Lời cung khai của các Salêdiêng, các Nữ Đệ Tử và các Cộng Sự Viên rất có thế giá; nhưng một số người vẫn còn nhớ tới những cuộc tranh biện (controversia), vào năm 1870, giữa Don Boscô và Đức Tổng Giám Mục Gastadi, cũng như vài ba chức sắc cao cấp khác thuộc giáo quyền, nên họ nghĩ rằng Don Boscô là một ’’cây súng đại bác dãn lỏng’’ và là một ’’tay-buôn-lãng-tử’’.  Trong tiến trình phong thánh, có những lời chứng quanh việc Don Boscô đã đến với Gastadi như thế nào để một số đệ tử của Don Boscô được thụ phong linh mục, và tình trạng thiếu chuẩn bị về chuyên môn, cũng như tu đức và phụng vụ của các cá nhân liên hệ. Các bộ phim hoạt hoạ chính trị (political cartoons) từ năm 1860 và sau này trình chiếu việc Don Boscô ’’rút’’ tiền từ túi các bà già hoặc đến Hoa Kỳ cùng mục đích. Người ta chưa quên những bộ phim hoạt hoạ này.  Địch thủ của Don Boscô có cả một số hồng y, là thành phần ngăn cản án phong thánh cho Người; khiến nhiều Salêdiêng, vào năm 1925, sợ rằng việc chống đối của các vị có thể sẽ thành tựu.
Đức Giáo Hoàng Piô XI (31.05.1857-10.02.1939, tên thật là Ambrogio Damiano Achille Ratti) biết Don Boscô và đẩy việc kiện thưa về đàng trước, vì thế Don Boscô được phong Á thánh năm 1929, và được phong hiển thánh vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1934, cùng lúc được tôn vinh danh hiệu ’’l à Cha và là Thày của giới trẻ’’.
Đang khi Don Boscô trở nên rất nổi tiếng với tước vị là đấng phù hộ (quan thày) các nhà ảo tưởng (illusionists), thì ngày 30 tháng Giêng năm 2002, Silvio Mantelli, (một linh mục công giáo Salêdiêng, sinh ngày 22/5.1944 tại Turin – Ý – ; tác vụ chính trong việc rao truyền Phúc Âm của người là dùng ảo thuật.  Diễn đài của người mang tên ’’Mago Sales.’’. Hiện ngay người là giám đốc ’’Qũy Mago Sales’’ - – Foundazione Mago Sales -.  Người đi khắp Âu châu và tới Đệ Tam Thế Giới để trình diễn ảo thuật cho giới trẻ), đệ đơn thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng chính thức công bố thánh Gioan Don Boscô là Quan Thày (Đấng Phù Hộ) Diễn Đài các Thuật Sĩ (Magicians). Các Thuật Sĩ Diễn Đài Công Giáo sử dụng phương thức ảo thuật tự do của thánh Don Boscô trong các màn trình diễn đặc biệt dành cho giới trẻ vào ngày lễ kính nhớ Người.
Sứ vụ của Don Boscô được các đệ tử, các cộng sự viên tiên khởi và đồng bạn – Michele Rua -, người được Đức Thánh Cha Leô XII (2/3.1810-20/7.1930, tên thật là Vincenzo Giachino Raffaele Luigi Pecci, giáo hoàng thứ 256), bổ nhiệm làm linh mục trưởng Tu Hội Salêsiêng vào năm 1888.
 Saledieng Logo
Gồm hai loại hình nổi đè lên nhau.
Hình nổi mầu đỏ đậm chính yếu đan quyện vào nhau tạo thành ba mũi tên
mô tả Don Boscô và các Salêdiêng đồng hành với giới trẻ trên thế giới.
Hình nổi mầu đỏ nhạt là nền, diễn tả hoàn vũ tạo   thành con đường hình chữ S
mời gọi các Salêdiêng tiến thân đến mọi nơi với tư cách là những nhà truyền giáo.
nguồn: http://lorenttrankim.blogspot.com/2013/01/thanh-gioan-don-bosco-linh-muc-nha-giao.html

Nhận xét