Đức Giáo Hoàng chào giáo dân khi ngài đến Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều kiến chung hàng tuần tại Vatican
JERUSALEM 23/05/2014 — Thứ Bảy
Ðức Giáo Hoàng Phanxico bắt đầu chuyến đi 3 ngày đến Trung Ðông, chuyến đi đầu
tiên đến vùng này kể từ khi lên đứng đầu giáo hội Thiên Chúa giáo Rôma.
Ngày mai, Ðức Giáo Hoàng Phanxico sẽ đến Jordan, nơi ngài sẽ gặp Quốc vương Abdullah và cử hành thánh lễ trước 40.000 người tại sân vận động chính ở Amman.
Sau đó ngài sẽ đi thăm địa điểm trên dòng sông Jordan mà nhiều người Cơ đốc giáo tin là Chúa Giê-su đã được rửa tội ở đó, và ngài sẽ gặp những người tỵ nạn từ các nước láng giềng.
Cố vấn của sứ quán Vatican ở Amman, Ðức Ông Jorge Rueda, nêu ra rằng Jordan đang tiếp nhận hàng trăm ngàn người bị thất tán vì những vụ xung đột ở Syria và Iraq.
“Tôi nghĩ qua chuyến thăm này, Ðức Thánh Cha muốn nói lên lời cảm ơn Jordan. Bởi vì quốc gia này đã mở cửa đón nhận tất cả anh em chúng ta. Ðó là một dấu hiệu hòa bình, chuyến thăm này, bởi vì Đức Giáo Hoàng sẽ gặp tất cả những người đi tỵ nạn này.”
Chủ nhật, Đức Giáo Hoàng sẽ đáp máy bay trực thăng đến Bethlehem trong vùng Tây ngạn.
Sau khi gặp tổng thống của Thẩm quyền Palestin, ông Mahmoud Abbas, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ ở quảng trường Máng Cỏ, gần địa điểm mà người Cơ đốc giáo tin là nơi chúa Giê-su sinh ra. Người đứng đầu giáo hội cũng sẽ gặp những người Palestine tỵ nạn tại một trại gần đó trước khi đi Jerusalem.
Tại Cổ thành, ngài sẽ mở nhiều cuộc họp với người đứng đầu Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Giáo chủ Bartholomew I. Sự kiện này đánh dấu một cuộc họp cách đây 50 năm giữa các nhà lãnh đạo giáo hội đã phát động những nỗ lực hòa giải sau nhiều thế kỷ xung đột.
Một phối hợp viên của chuyến thăm, cha sở David Neuhaus cho biết việc hòa giải là quan trọng đối với tất cả những người Cơ đốc giáo:
“Ðây là một trong những vết thương kinh khủng cho bộ mặt của Giáo hội. Nhưng đây cũng là một sự mở đầu để đưa tất cả những người Cơ đốc giáo lại với nhau – đông và tây, Tin lành, Thiên chúa giáo và Chính thống giáo và các giáo hội cổ xưa của phương Ðông - để nói lên rằng, đã đủ rồi. Thượng Ðế đã rất thận trọng yêu cầu chúng ta là một.”
Ngày thứ hai tới, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp người lãnh đạo Hồi giáo, đại giáo chủ Jerusalem và sau đó gặp hai giáo sĩ chính của Jerusalem.
Cha sở Neuhaus nói các cuộc họp này nêu bật quan hệ sâu xa của Giáo Hoàng với cả hai cộng đồng.
“Ngài có một cam kết cá nhân sâu xa với quan hệ đối với người Do Thái. Và cũng thân thiết như thế, chúng ta có liên hệ sâu xa với người Palestine. Và đây là điểm tế nhị, đến một vùng nơi mà niềm vui của người nọ lại là tai họa của người kia, và tai họa của người nọ lại là niềm vui của người kia, Ðức Giáo Hoàng đến nơi trong tư cách là một người bạn thân thiết của cả hai người.”
Bà Laura Rodringuez, sinh quán ở Achentina giống như Đức Giáo Hoàng, đang đi thăm Cổ thành Jerusalem trước chuyến thăm của Ðức Giáo Hoàng. Bà hy vọng sự hiện diện của ngài sẽ xoa dịu một số rối loạn ở Trung Ðông.
Bà nói “hãy để cho ngài đến nơi bởi vì đã đến lúc cần một chút hòa bình trong khu vực, với quá nhiều thay đổi và xung đột chính trị.” Bà muốn thấy chuyến thăm này đem lại sự thay đổi chính trị cho xã hội.
Ðức Giáo Hoàng kết thúc chuyến thăm bằng một chuyến viếng đài kỷ niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng Do Thái của Israel. Các giới chức Giáo hội nói cuộc viếng thăm này cùng với những buổi gặp gỡ những người tỵ nạn trong suốt chuyến đi nhắm mục đích chứng tỏ mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với những đau khổ của cả nhân loại.
Ngày mai, Ðức Giáo Hoàng Phanxico sẽ đến Jordan, nơi ngài sẽ gặp Quốc vương Abdullah và cử hành thánh lễ trước 40.000 người tại sân vận động chính ở Amman.
Sau đó ngài sẽ đi thăm địa điểm trên dòng sông Jordan mà nhiều người Cơ đốc giáo tin là Chúa Giê-su đã được rửa tội ở đó, và ngài sẽ gặp những người tỵ nạn từ các nước láng giềng.
Cố vấn của sứ quán Vatican ở Amman, Ðức Ông Jorge Rueda, nêu ra rằng Jordan đang tiếp nhận hàng trăm ngàn người bị thất tán vì những vụ xung đột ở Syria và Iraq.
“Tôi nghĩ qua chuyến thăm này, Ðức Thánh Cha muốn nói lên lời cảm ơn Jordan. Bởi vì quốc gia này đã mở cửa đón nhận tất cả anh em chúng ta. Ðó là một dấu hiệu hòa bình, chuyến thăm này, bởi vì Đức Giáo Hoàng sẽ gặp tất cả những người đi tỵ nạn này.”
Chủ nhật, Đức Giáo Hoàng sẽ đáp máy bay trực thăng đến Bethlehem trong vùng Tây ngạn.
Sau khi gặp tổng thống của Thẩm quyền Palestin, ông Mahmoud Abbas, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ ở quảng trường Máng Cỏ, gần địa điểm mà người Cơ đốc giáo tin là nơi chúa Giê-su sinh ra. Người đứng đầu giáo hội cũng sẽ gặp những người Palestine tỵ nạn tại một trại gần đó trước khi đi Jerusalem.
Tại Cổ thành, ngài sẽ mở nhiều cuộc họp với người đứng đầu Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Giáo chủ Bartholomew I. Sự kiện này đánh dấu một cuộc họp cách đây 50 năm giữa các nhà lãnh đạo giáo hội đã phát động những nỗ lực hòa giải sau nhiều thế kỷ xung đột.
Một phối hợp viên của chuyến thăm, cha sở David Neuhaus cho biết việc hòa giải là quan trọng đối với tất cả những người Cơ đốc giáo:
“Ðây là một trong những vết thương kinh khủng cho bộ mặt của Giáo hội. Nhưng đây cũng là một sự mở đầu để đưa tất cả những người Cơ đốc giáo lại với nhau – đông và tây, Tin lành, Thiên chúa giáo và Chính thống giáo và các giáo hội cổ xưa của phương Ðông - để nói lên rằng, đã đủ rồi. Thượng Ðế đã rất thận trọng yêu cầu chúng ta là một.”
Ngày thứ hai tới, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp người lãnh đạo Hồi giáo, đại giáo chủ Jerusalem và sau đó gặp hai giáo sĩ chính của Jerusalem.
Cha sở Neuhaus nói các cuộc họp này nêu bật quan hệ sâu xa của Giáo Hoàng với cả hai cộng đồng.
“Ngài có một cam kết cá nhân sâu xa với quan hệ đối với người Do Thái. Và cũng thân thiết như thế, chúng ta có liên hệ sâu xa với người Palestine. Và đây là điểm tế nhị, đến một vùng nơi mà niềm vui của người nọ lại là tai họa của người kia, và tai họa của người nọ lại là niềm vui của người kia, Ðức Giáo Hoàng đến nơi trong tư cách là một người bạn thân thiết của cả hai người.”
Bà Laura Rodringuez, sinh quán ở Achentina giống như Đức Giáo Hoàng, đang đi thăm Cổ thành Jerusalem trước chuyến thăm của Ðức Giáo Hoàng. Bà hy vọng sự hiện diện của ngài sẽ xoa dịu một số rối loạn ở Trung Ðông.
Bà nói “hãy để cho ngài đến nơi bởi vì đã đến lúc cần một chút hòa bình trong khu vực, với quá nhiều thay đổi và xung đột chính trị.” Bà muốn thấy chuyến thăm này đem lại sự thay đổi chính trị cho xã hội.
Ðức Giáo Hoàng kết thúc chuyến thăm bằng một chuyến viếng đài kỷ niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng Do Thái của Israel. Các giới chức Giáo hội nói cuộc viếng thăm này cùng với những buổi gặp gỡ những người tỵ nạn trong suốt chuyến đi nhắm mục đích chứng tỏ mối quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với những đau khổ của cả nhân loại.
Nguồn
tin VOV
Nhận xét
Đăng nhận xét